Dự thảo quy định về vận chuyển vệ sinh thực phẩm cho con người và động vật tiêu thụ

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đề xuất một quy định yêu cầu một số nhà vận tải đường thủy, đơn vị tiếp nhận và vận chuyển thực phẩm bằng đường bộ và đường sắt phải thực hiện các bước phòng ngừa nhiễm độc thực phẩm dành cho con người và động vật tiêu thụ trong quá trình vận chuyển. Dự thảo này nằm trong nhiệm vụ thực thi Đạo luật Vận chuyển thực phẩm vệ sinh năm 2005 và là quy định cuối cùng trong Luật Hiện đại hóa An toàn thực phẩm (FSMA).

vận chuyển thực phẩm

Dự thảo quy định sẽ đưa ra các tiêu chí cho các hoạt động vận chuyển an toàn vệ sinh như: hoàn toàn bảo quản lạnh thực phẩm, vệ sinh sạch sẽ phương tiện vận chuyển trong quá trình chuyên chở và bảo vệ thực phẩm trong quá trình vận chuyển.

Quy định sẽ được áp dụng với các nhà vận tải đường thủy, chuyên chở và tiếp nhận hàng hóa thực phẩm được phân phối và tiêu thụ tại Mỹ, đồng thời có mục tiêu đảm bảo các đối tượng tham gia vào quá trình vận chuyển các loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm độc trong quá trình vận chuyển phải tuân thủ các biện pháp vận chuyển an toàn vệ sinh phù hợp. Quy định này không áp dụng đối với việc vận chuyển thực phẩm được bao gói kín, động vật làm thực phẩm còn sống và các hàng hóa nông nghiệp dùng làm nguyên liệu được vận chuyển bởi đơn vị nuôi trồng. FDA đã tổ chức 3 cuộc hội thảo đóng góp ý kiến và dự định đưa bản dự thảo ra lấy ý kiến cộng đồng từ ngày 31/5/2014.

Tuy nhiên nội dung quy định còn gây lúng túng khi chưa xác định rõ các loài thủy sản có vỏ có thuộc nhóm đối tượng áp dụng quy định hay không.

Theo ông Michael Osterling, Giám đốc Điều hành của Hội người nuôi hàu Virginia, thủy sản có vỏ thường được vận chuyển và tiêu thụ sống hoặc chưa qua chế biến. Nhưng theo quy định, các loài động vật sống lại được coi là đối tượng miễn áp dụng do được xác định ít có nguy cơ gian lận trong quá trình vận chuyển. Trong khi đó, nguyên nhân chủ yếu của các đợt bùng phát dịch bệnh liên quan đến việc tiêu thụ thủy sản có vỏ tươi sống là do lạm dụng nhiệt độ bảo quản trong quá trình từ thu hoạch đến phân phối bán lẻ, dẫn đến vi khuẩn xuất hiện và phát triển trong thủy sản.

Để tránh lúng túng trong thực thi quy định, ông Osterling yêu cầu FDA cần làm rõ nội dung dự thảo để thủy sản có vỏ trở thành đối tượng phải áp dụng quy định. Đại diện của FDA cũng khẳng định sẽ sẽ xem xét lại việc có đưa thủy sản có vỏ và giáp xác vào nhóm được miễn áp dụng hay không.

Theo FDA và foodsafetynews/Vasep
Đăng ngày 21/04/2014
Ngọc Hà
Chế biến

Bùng phát bệnh nhiễm trùng nguy hiểm liên quan đến nguồn cá nước ngọt ở Hong Kong

Ngày 20/10, cơ quan y tế Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) xác nhận sự bùng phát của một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm sau khi phát hiện nhiều trường hợp mắc bệnh có liên quan đến cùng một nguồn cá nước ngọt.

chợ cá Hongkong
• 12:56 22/10/2021

Bạc Liêu: Phát hiện ổ dịch tại công ty thủy sản với 50 ca dương tính Covid-19

Tỉnh Bạc Liêu vừa ghi nhận 100 trường hợp dương tính Covid-19, trong đó có đến 50 ca qua xét nghiệm, sàng lọc trong cộng đồng liên quan ổ dịch tại Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi (khóm 2, P.1, TX.Giá Rai).

công ty thủy sản
• 11:34 20/10/2021

Tài xế chở cá mắc COVID-19 lây nhiễm cho 30 công nhân khác

Một tài xế chở cá từ tỉnh Trà Vinh đến bãi cá Dương Lan ở An Giang giao cá thì phát hiện dương tính COVID-19. Sau đó, có thêm 30 trường hợp khác là công nhân khuân vác cá tại bãi này cũng bị nhiễm COVID-19.

Trung tâm y tế An Phú
• 16:46 06/08/2021

Vũng Tàu lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm của thuyền viên tàu cá

Theo Ban Quản lý (BQL) cảng cá Tân Phước, xã phước Tỉnh (huyện Long Điền), tính từ ngày 30/6 đến 29/7, các lực lượng chức năng đã tiến hành lấy hơn 4.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các thuyền viên khi tàu cập cảng cá Tân Phước, xã Phước Tỉnh vàđều có kết quả âm tính.

Lấy mẫu covid
• 15:35 29/07/2021

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 18:47 28/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 18:47 28/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 18:47 28/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 18:47 28/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 18:47 28/04/2024